Sơ lược nhân vật Cái Nhiếp

Cái Nhiếp là một trong những kiếm khách có võ công cao cường nhất trong Tần Thời Minh Nguyệt, được mệnh danh là “Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm Thánh”. Ông là truyền nhân của phái Tung Hoành Gia, cùng với sư đệ là Vệ Trang, và được truyền dạy bởi Quỷ Cốc Tử.

cai-nhip

Tính Cách

Mặc dù bề ngoài lạnh lùng, Cái Nhiếp lại là con người trọng tình trọng nghĩa, đề cao cái thiện và diệt trừ cái ác. Ông rộng lượng, nhân từ, vị tha, luôn suy nghĩ vì lợi ích chung cho mọi người.

Cái Nhiếp có khí chất thanh cao, trầm tĩnh, điềm đạm và nho nhã của một bậc đại trượng phu. Với kiếm thuật “xuất quỷ nhập thần”, ông được xưng là kiếm khách mạnh nhất Tần Quốc và giang hồ tung hô danh hiệu “Kiếm Thánh”. Tuy nhiên, ông bất ngờ rời bỏ Tần Quốc, mang theo Thiên Minh, con trai của cố nhân Kinh Kha, để lưu vong. Ông sở hữu danh kiếm “Uyên Hồng”, nhưng sau khi Uyên Hồng bị gãy, ông đổi sang dùng mộc kiếm.

Cái Nhiếp luôn quan tâm đến mọi người xung quanh, đặc biệt là Thiên Minh, nhiều lần “vào sinh ra tử” để bảo vệ cậu. Khác với tính cách cứng rắn và lạnh lùng của Vệ Trang, Cái Nhiếp ôn hòa, luôn nghĩ trước nghĩ sau và sống vì người khác.

Ngoại Hình

Cái Nhiếp cao ráo, nho nhã thư sinh và sở hữu khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, thần sắc thể hiện sự điềm đạm. Mái tóc của ông được thả tự nhiên và trải đều sang hai bên.

Thông Tin Cá Nhân

  • Tên đầy đủ: Cái Nhiếp
  • Sinh vào: Cuối thời kì chiến quốc
  • Tên gọi khác: Nhiếp Nhi (Quỷ Cốc Tử gọi), Đại Thúc (Thiên Minh gọi), Cái Nhiếp Tiên Sinh (những người thân gọi), Sư Ca (Vệ Trang gọi)
  • Tuổi: 30
  • Giới tính: Nam
  • Môn phái: Tung Hoành Gia (Quỷ Cốc Phái)
  • Sư phụ: Quỷ Cốc Tử
  • Sư đệ đồng môn: Vệ Trang
  • Vũ khí: Uyên Hồng, Mộc Kiếm (sau khi Uyên Hồng gãy)
  • Ngoại hiệu: Kiếm Thánh, Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm, Đệ Nhất Kiếm Khách Tần Quốc, Kiếm Kĩ Cực Mạnh của Tần Quốc
  • Tính cách: Lạnh lùng, bình tĩnh, ôn hòa, chu đáo
  • Sở trường: Kiếm thuật
  • Sở thích: Kiếm đạo tu hành
  • Đặc điểm kiếm thuật: Dứt khoát, tốc độ, ra đòn chí tử vô cùng chuẩn xác, kết hợp hoàn mỹ, lấy ít thắng nhiều
  • Đối tượng ái mộ: Đoan Mộc Dung
  • Người sùng bái nhất: Sư phụ Quỷ Cốc Tử
  • Bằng hữu: Kinh Kha
  • Nguyện vọng lớn nhất: Nuôi dạy Thiên Minh trưởng thành
  • Chiêu thức võ công: Bách Bộ Phi Kiếm, Phi Hồng Thất Kiếm

Các Tập Xuất Hiện

Tương truyền, ở triều đại Quỷ Cốc Tiên Sinh mỗi đời chỉ thu nhận hai đệ tử, một người là Tung, một người là Hoành. Trong hai người chỉ có một người mới có thể chân chính kế thừa bí mật Tung Hoành của Quỷ Cốc và trở thành truyền nhân kế nhiệm của Quỷ Cốc Phái. Truyền thống này kéo dài suốt bốn trăm năm, tuy nhiên đến thời của Cái Nhiếp và Vệ Trang, quy định này đã bị phá vỡ. Trong hai người họ, không ai có thể trở thành tân Quỷ Cốc Tiên Sinh vì Quỷ Cốc Tiên Sinh đã chết dưới chiêu tuyệt học của Quỷ Cốc là “Bách Bộ Phi Kiếm”.

Trình Độ Võ Công

Ẩn sau vóc dáng thư sinh nho nhã, Cái Nhiếp là cao thủ có võ công phi phàm. Ông được mệnh danh là Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm Thuật – Kiếm Thánh, một mình chống trả 300 quân Tần. Tung kiếm của Cái Nhiếp đa phần thiên về phòng thủ phản công, đơn giản mà hiệu quả, luôn tĩnh lặng và chờ đợi cơ hội. Trong trận đấu giữa Vệ Trang và Cái Nhiếp, ông gần như chỉ thủ không công, nhưng một khi cơ hội đến, kiếm chiêu xoay chuyển, phản kích bất ngờ và nhanh gọn.

Vũ Khí: Uyên Hồng

Kiếm Uyên Hồng trước kia vốn là “Tàn Hồng”, là một thanh Đồ Long chi kiếm được chế tạo từ những mảnh vỡ của thiên thạch. Tàn Hồng rất mạnh nhưng cũng quá hung hiểm, đả thương người đồng thời cũng sẽ hại đến chủ nhân của kiếm. Sau khi Kinh Kha thất bại trong việc đâm Tần Thủy Hoàng, Doanh Chính trở thành chủ nhân thứ hai của kiếm. Tuy nhiên, Cái Nhiếp vì có công hộ giá nên được Doanh Chính ban cho Tàn Hồng và danh hiệu đệ nhất kiếm khách. Uyên Hồng được thợ rèn kiếm của nước Tần rèn từ Tàn Hồng, dung hợp với năm loại kim khí, tăng gia uy lực và tiêu trừ sát khí của nó, xếp thứ hai trong thập đại danh kiếm.